Quy định quy trình kiểm tra việc sử dụng số liệu thông tin thống kê nhà nước nâng cao trách nhiệm sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước

|

Quy định quy trình kiểm tra việc sử dụng số liệu thông tin thống kê nhà nước nâng cao trách nhiệm sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước

Trong những năm qua, bên cạnh nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về thống kê, nâng cao chất lượng số liệu thống kê của hệ thống thống kê tập trung thì việc sử dụng số liệu, thô;ng tin thống kê nhà nước của các đối tượng dùng tin vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Vẫn còn hiện tượng đối tượng sử dụng số liệu, thô;ng tin thống kê trích dẫn khô;ng ghi rõ hoặc khô;ng đúng nguồn số liệu khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thô;ng tin đại chúng hoặc các ấn phẩm; làm sai lệch khi sử dụng các số liệu, thô;ng tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
 
Nhằm chấn chỉnh những hạn chế, bất cập trong sử dụng số liệu, thô;ng tin thống kê nhà nước đã được cô;ng bố, phổ biến, trên cơ sở đề nghị của Tổng cục Thống kê, ngày 31/3/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký ban hành Thô;ng tư số 03/2020/TT-BKHĐT quy định quy trình kiểm tra việc sử dụng số liệu, thô;ng tin thống kê nhà nước. Thô;ng tư có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2020.
 
Thô;ng tư gồm 03 Chương, 23 Điều, quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ, nội dung và phương pháp tiến hành kiểm tra việc sử dụng số liệu, thô;ng tin thống kê nhà nước. Đối tượng áp dụng của Thô;ng tư là các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thuộc Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu, thô;ng tin thống kê nhà nước thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã được cấp có thẩm quyền cô;ng bố. Các nội dung trọng tâm trong thô;ng tư gồm: 
 
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra hàng năm: Để xác định đối tượng, nội dung, thời hạn kiểm tra, hàng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thô;ng tin thống kê nhà nước trên cơ sở đề xuất của các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê.
 
Căn cứ Kế hoạch kiểm tra được Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phê duyệt, Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra các đối tượng kiểm tra theo nội dung, thời hạn và phương pháp kiểm tra được quy định.
 
Các bước cơ bản của quy trình kiểm tra. Thô;ng tư quy định các bước của quy trình kiểm tra từ chuẩn bị, tiến hành kiểm tra đến kết thúc kiểm tra, bao gồm: (1) Xây dựng, ban hành quyết định tiến hành kiểm tra và phê duyệt kế hoạch tiến hành kiểm tra; xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo; (2) Thô;ng báo quyết định và kế hoạch tiến hành kiểm tra; (3) Thực hiện nghiệp vụ kiểm tra (Thu thập thô;ng tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; Kiểm tra, xác minh thô;ng tin, tài liệu; Áp dụng các biện pháp xử lý trong kiểm tra); (4) Báo cáo kết quả kiểm tra. Kết thúc kiểm tra, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành thô;ng báo kết quả kiểm tra kết luận các nội dung đã tiến hành kiểm tra;
 
Các phương pháp kiểm tra: (i) So sánh, đối chiếu giữa số liệu, thô;ng tin của đối tượng kiểm tra sử dụng với số liệu, thô;ng tin đã được cấp có thẩm quyền cô;ng bố. (ii) Xác định mức độ chênh lệch tuyệt đối, chênh lệch tương đối của từng số liệu, thô;ng tin, chỉ tiêu. (iii) Xác định đúng từng loại số liệu, thô;ng tin (sơ bộ, ước tính và chính thức) tại từng thời điểm cô;ng bố, thời điểm đối tượng kiểm tra sử dụng số liệu, thô;ng tin. (iv) Xác định đúng trích dẫn nguồn số liệu, thô;ng tin thống kê đối tượng kiểm tra sử dụng: Tên tài liệu, sản phẩm để có số liệu, thô;ng tin làm cơ sở so sánh, đối chiếu. (v) Đối với số liệu, thô;ng tin thống kê được đối tượng kiểm tra sử dụng từ cơ quan nhà nước cô;ng bố, phổ biến khô;ng đúng thẩm quyền, Đoàn kiểm tra báo cáo cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra bằng văn bản để xử lý.
 
Thô;ng tư được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần khẳng định và nâng cao vai trò của cô;ng tác thống kê, góp phần bảo đảm thực hiện thống nhất, hiệu quả Luật Thống kê. Để bảo đảm Thô;ng tư số 03/2020/TT-BKHĐT được thực hiện có hiệu lực, hiệu quả, các tổ chức thuộc hệ thống thống kê tập trung cần triển khai thực hiện các giải pháp:
 
Thứ nhất, Tiếp tục nâng cao chất lượng số liệu, thô;ng tin thống kê; kịp thời và đa dạng hóa cô;ng bố thô;ng tin thống kê. Thô;ng tin thống kê được cô;ng bố là cơ sở để tiến hành kiểm tra việc sử dụng của các đối tượng sử dụng số liệu, thô;ng tin thống kê. Các cấp có thẩm quyền trong hệ thống thống kê tập trung cần kịp thời cô;ng bố, phổ biến các số liệu, thô;ng tin thống kê đã được thu thập, tổng hợp trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đa dạng hóa hình thức cô;ng bố, phổ biến số liệu thống kê thô;ng qua họp báo, phát hành các báo cáo, ấn phẩm và đăng tải trên cổng thô;ng tin điện tử, các phương tiện thô;ng tin đại chúng để người sử dụng bình đẳng và thuận tiện trong tiếp cận và sử dụng thô;ng tin. Nâng cao chất lượng số liệu, thô;ng tin thống kê thu thập và cô;ng bố. Tăng cường ứng dụng cô;ng nghệ thô;ng tin và truyền thô;ng vào hoạt động thống kê từ khâu thu thập, tổng hợp đến cô;ng bố, phổ biến thô;ng tin.
 
Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm. Trên cơ sở định hướng kế hoạch kiểm tra hàng năm của Tổng cục Thống kê, các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê cần xây dựng kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thô;ng tin thống kê nhà nước theo hướng xác định đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm theo từng năm trình Tổng cục Thống kê quyết định. Trong những năm trước mắt, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các ngành, lĩnh vực là các đối tượng cần được ưu tiên kiểm tra để bảo đảm việc sử dụng số liệu đúng quy định. Các chỉ tiêu thống kê liên quan đến xác định thành tích của ngành, địa phương là các lĩnh vực cần được quan tâm để kiểm tra.
 
Thứ ba, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện cô;ng tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Thống kê. Các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần đảm bảo số lượng cô;ng chức thực hiện thanh tra chuyên ngành Thống kê làm nòng cốt trong cô;ng tác kiểm tra. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thống kê, kiểm tra cô;ng vụ cho cô;ng chức từ trung ương đến cơ sở. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra việc sử dụng số liệu, thô;ng tin thống kê nhà nước cho đội ngũ cô;ng chức trong ngành Thống kê. Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện theo cụm tỉnh, thành phố để mở rộng đối tượng được tập huấn, trang bị kiến thức, nghiệp vụ./.

Lê Mạnh Hồng
Vụ trưởng vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê, TCTK

Link giải trí Hula